Phật A Di Đà là ai? Ý nghĩa & cách đặt Tượng Phật A Di Đà trong nhà?
Ngày nay, các Phật tử Việt Nam nói riêng thường hay niệm “A Di Đà Phật”. Đây chính là phương pháp tu nhất tâm niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà, một lòng hướng tới cõi cực lạc, nơi con người sống hạnh phúc, yên vui. Vậy Phật A Di Đà là ai? Tại sao con người lại niệm danh hiệu Ngài? Ý nghĩa và cách đặt tượng Phật A Di Đà trong nhà như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phật A Di Đà là ai?
Phật A Di Đà (tiếng Phạn là Amitabha) là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc, cách xa cõi to bà đến “mười muôn ức cõi”. Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn từ những việc tốt từ kiếp trước. “A Di Đà” còn có 3 ý nghĩa. Nghĩa thứ nhất là vô lượng quang (nghĩa là hào quang và trí tuệ của Ngài chiếu sáng khắp thế giới); Vô lượng thọ (nghĩa là thọ mạng của Ngài sống lâu vô lượng); Nghĩa thứ ba là vô lượng công đức (nghĩa là Ngài làm công đức nhiều không thể kể xiết).
Đức Phật A Di Đà là gương sáng cho đức hạnh Thanh Tinh, bởi thân Ngài chói ngời hào quang sáng suốt. Ngài có phát 48 lời nguyện rộng lớn cứu độ tất cả chúng sinh. Trong đó, có lời nguyện thứ 18 tiếp dẫn tất cả chúng sinh nào hướng niệm về Ngài đều được lên cõi cực lạc. Hàng năm, vào ngày 17 tháng 11 là ngày lễ vía của Ngài.
Sự tích phật a di đà
Theo kinh Đại A Di Đà, ở thời Đức Phật Thế – Tự Tại Vương, có một vị quốc vương tên Kiều Thi Ca. Trong một lần Vua Kiều Thi Ca nghe đức Phật thuyết pháp liền từ bỏ ngôi vương và xuất gia làm vị tỳ kheo, hiệu là Pháp Tặng. Trong một lần lễ Phật, cầu Phật, ngài đã phát 48 lời nguyện để cầu bình an, cứu độ cho chúng sinh. Và do nguyện lực ấy, sau này Ngài trở thành đức Phật A Di Đà.
Còn theo kinh Bi Hoa, về đời vua Chuyển Luân Thánh Vương tên Vô Tránh Niệm có vị đại thần tên là Bảo Hải, có người con chính là Phật Bảo Tạng. Trong một lần vua Vô Tránh Niệm ngồi nghe Phật thuyết pháp, liền phát tâm cúng dường đầy đủ các lễ vật cho Phật và cho đại chúng trong vòng ba tháng. Đại thân Bảo Hải khuyên vua nên phát tâm bồ đề cầu đạo vô thượng. Vua Vô Tránh Niệm liền nguyện rằng, nếu say này thành Phật sẽ làm giáo chủ cảnh giới trang nghiêm, thanh tịnh để giáo hóa chúng sinh. Nhà vua vừa phát niệm xong, đức Bảo Tạng liền thọ ký cho vua sau này thành Phật sẽ lấy hiệu là A Di Đà và làm chủ cõi Tây Phương Cực Lạc. Và vị đại thần Bảo Hải sau này cũng trở thành Phật lấy hiệu là Thích Ca Mâu Ni.
Phật A Di Đà có thật không?
Trong Phật Giáo Đại Thừa, Phật A Di Đà là giáo chủ của thế giới Tây Phương Cực Lạc. Ngài không phải là vị Phật quá khứ mà là vị Phật hiện tại. Cũng giống như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang giáo hóa ở cõi ta bà (thế giới này), Bồ Tát Di Lặc sẽ giáo hóa cõi Ta Bà ở thời vị lai, Quan Thế Âm Bồ Tát giáo hóa cõi Tịnh Độ Tây Phương trong tương lai thay cho Phật A Di Đà. Vì vậy, mặc dù Phật A Di Đà không hiện hữu ở cõi ta bà là thế giới nơi ta đang sống. Nhưng Ngài hiện hữu ở một thế giới khác (Tây Phương Cực Lạc). Và đa số trong tất cả các sách của Phật Giáo như kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Bi Hoa đều có nói về thế giới tịnh độ của Phật A Di Đà.
Đối với các tín hữu Phật giáo, Tây Phương Cực Lạc chính là nơi mà họ muốn hướng tới sau khi qua đời. Ngay chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị Phật có thật trong lịch sử cũng đang giảng dạy các tín đồ của Ngài chánh niệm theo Đức Phật A Di Đà để được lên cõi cực lạc. Phật A Di Đà sống trong niềm tin của Phật tử về một thế giới ở kiếp sau đầy tốt đẹp và không còn khổ đau.
Ý nghĩa của việc niệm “A Di Đà Phật” là gì?
A Di Đà Phật nghĩa là “Đấng giác ngộ vô lượng”. Niệm A Di Đà Phật là nhất tâm niệm danh hiệu của đức Phật A Di Đà, là một cách tu nhanh chóng, dễ dàng dựa vào đại nguyện của Ngài giúp trau dồi đức hạnh và xoa dịu những đau khổ cho bản thân mình và cho những người xung quanh trong cuộc sống. Mặt khác, niệm “A Di Đà Phật” còn tự đưa mình hướng vào trong việc chuyển hóa những ý nghĩ, hành động và lời nói của mình theo chiều hướng thiện hành thông qua 48 lời phát nguyện để đạt được sự thanh tịnh cho bản thân.
Niệm A Di Đà Phật là chánh niệm mang đến ánh sáng tỉnh thức soi sáng tâm hồn: thấy, biết và nhận được ý nghĩa tốt đẹp của sự sống. Bằng cách sống đạo đức, qua bốn đức tính Từ, Bi, Hỉ, Xả có trong lòng mỗi người. Phương pháp tu này cũng là cách thức hữu hiệu giúp cho bản thân ta tự lực thoát khỏi những hố sâu của tội lỗi, bằng việc tự chánh niệm.
Phật thích ca và Phật a di đà khác nhau thế nào?
Có nhiều người lầm tưởng Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà là một vị Phật, hoặc không biết phân biệt 2 vị Phật này ra sao. Trên thực tế, đây là 2 vị Phật tách biệt với nhau. Phật Thích Ca Mâu Ni có thật trong lịch sử, là bậc giáo chủ của cõi Ta Bà. Ngài từng sống trên cõi thế này và sáng lập ra Phật Giáo. Còn Phật A Di Đà được tôn thờ nhiều nhất trong Phật Giáo Đại Thừa, là giáo chủ cõi Tây Phương cực lạc. Trong cuộc đời thuyết giáo của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài đã giới thiệu cho các tín đồ của mình về đức Phật A Di Đà và cõi nước mà Phật A Di Đà giáo hóa chúng sinh.
Hình dáng đặc trưng của Phật A Di Đà là trên đầu Ngài có cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng một nụ cười cứu độ. Ngài khoác trên mình áo cà sa màu đỏ, tượng trưng cho màu mặt trời lặn ở phương Tây. Phật A Di Đà thường có hai tạo tác. Một là tư thế đứng với dáng tay đưa ngang vang, chỉ lên. Còn tay trái thì đưa ngang bụng, chỉ xuống. Đây là ấn giáo hóa. Tư thế thứ hai là ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền, tay để ngang bụng. Trên tay Ngài có giữ một chiếc bát, tượng trưng cho giáo chủ. Phật A Di Đà thường đi cùng hai vị Bồ Tát là Quán Thế Âm bên trái và Đại Thế Chí bên phải.
Hình dáng đặc trưng của Phật Thích Ca là tóc có thể búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc. Ngài mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu nâu hoặc vàng. Trước ngực không có chữ “Vạn”. Phật Thích Ca Mâu Ni có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu và đôi mắt mở ba phần tư. Các nhân vật thường đi kèm với Ngài là hai vị tôn giả là Ca Diếp (vẻ mặt già) ở bên trái và A Nan Đà (vẻ mặt trẻ) ở bên phải. Đây là hai đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn ở thế gian
48 lời nguyện của Phật A Di Đà
Cảm thu được những lời dạy của Đức Phật Lokesvaraja, Phật A Di Đà đã lập ra 48 lời thề nguyện nơi cửa Phật để cứu độ chúng sinh. 48 lời đại nguyện to lớn của Ngài được trích trong kinh Vô Lượng Thọ, biểu trưng công đức không thể bàn tới, hào quang tỏa sáng khắp 10 phương thế giới không gì có thể ngăn lại. Trong đó, có lời nguyện thứ 18, được coi là nền tảng của tịnh độ “Nếu sau khi đạt được Phật quả, tất cả chúng sinh khát khao thành thực và đức tin để được tái sinh trong đất của tôi, niệm tên tôi 10 lần mà không được sinh ra ở đó, thì tôi không thể đạt được giác ngộ hoàn hảo.” Và sau 5 năm tu luyện, Phật A Di Đà được giác ngộ tối cao. Đồng nghĩa với việc lời tuyên thệ từ bi và vĩ đại của Ngài giờ đây đã trở thành hiện thực, cõi Tây Phương Cực Lạc được thiết lập, đau khổ của chúng sinh sẽ được giải thoát nếu niệm danh Ngài.
Tượng Phật A Di Đà có ý nghĩa gì?
Tượng Phật A Di Đà là hiện thân của sự an lành, của những điều tốt đẹp. Ngài giúp con người thoát khỏi những khổ ải, cùng cực trong cuộc sống để con người luôn hướng về những điều thiện nhân, phúc lành. Thờ tượng Phật A Di Đà để cầu mong sự an bình, sức khỏe, mọi chuyện đều tai qua nạn khỏi.
Trong quan niệm của cõi Niết bàn, “đời là bể khổ” nhưng khi con người thấu hiểu được chân lý, tránh xa tham – sân – si – mạn – nghi – ác kiến thì sẽ tự giác ngộ và sống một cuộc sống thanh tịnh và bình yên. Tượng Phật A Di Đà giúp con người nhìn lại cũng như hướng về tương lai một cách tốt đẹp hơn.
Tượng Phật A Di Đà thường có hai hình dạng:
Tượng Phật A Di Đà ngồi kiết già trên đài sen, tay kiết định ấn, giống như Phật Thích Ca Mâu Ni. Trên tay Phật có thể giữ một cái bát, biểu hiện của vị giáo chủ. Mẫu tượng nay tượng trưng cho sự hàng phục ma quỷ. Mặc dù Ngài ngồi với tư thế ung dung, tự tại nhưng thực chất là sự tịnh tâm, tu tập để ngăn chặn mọi sức mạnh của quỷ dữ chống phá.
Tượng Phật A Di Đà phóng quang: Là tượng Phật đứng trên đài sen. Ngài mặc áo dài chạm đất, vát chéo vạt áo và để lộ ngực có chữ “Vạn”, nhục kế trên đỉnh đầu. Ánh mắt Ngài nhìn xuống, với tay trái đưa lên trước ngực, tay phải duỗi xuống mang ý nghĩa rằng Ngài luôn sẵn sàng chờ đợi để tiếp cứu những người đang rơi vào đau khổ, trầm mịch.
Những ai nên thờ Tượng Phật A Di Đà trong nhà?
Ai cũng có thể thờ tượng Phật A Di Đà trong nhà bởi Ngài luôn dang tay giúp đỡ chúng sinh – những người cần giúp đỡ không phân biệt già trẻ – gái trai hay cấp bậc. Thờ tượng Phật A Di Đà giúp làm giảm các cảm xúc tiêu cực như tức giận, thù hận; Niệm “A Di Đà Phật” giúp tâm tịnh, giảm đi sự kèm khát và tham lam. Thay vào đó, giúp bồi dưỡng tâm hồn để giúp đỡ chúng sinh thoát khỏi sự đau khổ của trần thế. Ngài cũng là hiện thân của niềm hy vọng, giúp ta có thể tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong tương lai. Thờ tượng Phật A Di Đà và niệm Phật như là lời nhắc nhở ta là con của Phật. từ đó phải có suy nghĩ và hành động theo những lời Phật dạy.
Tượng Phật A Di Đà nên đặt ở đâu?
Tượng Phật A Di Đà nên đặt ở đâu?
Nếu thờ tượng Phật A Di Đà, bạn phải lập bàn thờ tượng Phật. Đây là việc cực kỳ quan trọng thể hiện lòng thành kính và sùng mộ đối với Phật A Di Đà. Bàn thờ Phật A Di Đà nên đặt ở vị trí trung tâm trong phòng khách của ngôi nhà. Đối với gia đình ở thành phố có diện tích nhỏ hẹp, thì có thể đặt bàn thờ Ngài trong phòng riêng biệt. Tượng Phật A Di Đà phải được đặt hướng ra cửa chính của ngôi nhà hoặc phòng thờ. Theo quan điểm của nhiều người, nên đặt tượng Phật A Di Đà theo hướng Tây Bắc. Vì hướng này tượng trưng cho trời đất Tây Thiên Cực Lạc.
Tượng Phật A Di Đà cũng có thể đặt ở bên ngoài trời tùy theo kích thước tượng hoặc đặt trên xe ô tô với mục đích Ngài sẽ che chở, mang lại cảm giác an tâm, an toàn và vững tay lái trên mọi nẻo đường.
Những lưu ý khi tượng Phật A Di Đà tại nhà
Trong quá trình lập ban thờ tượng Phật A Di Đà tại nhà, cần lưu ý khi xác định vị trí hay hướng đặt bàn thờ. Không đặt tượng hướng Đông Bắc nhìn về hướng Tây Nam và ngược lại bởi đây đều là hướng Ngũ Quỷ. Không được đặt tượng ở những nơi không tôn nghiêm như sát nhà tắm hay đối diện với cửa phòng tắm, sàn nhà, trong phòng ngủ đối diện trực tiếp ở cầu thang. Không đặt tượng ở lối đi lại bởi đây là những nơi ồn ào, sẽ làm mất đi sự thanh tinh nơi thờ cúng. Và khi lập ban thờ, không được lấy gỗ đã qua sử dụng.
Ý nghĩa Tượng Phật Di Đà bằng gỗ
Tượng Phật Di Đà bằng gỗ đem đến nhiều ý nghĩa to lớn. Gỗ tượng trưng cho hành Mộc – một trong năm yếu tố của Ngũ Hành. Thờ cúng tượng Phật A Di Đà bằng gỗ trong nhà sẽ mang đến cảm giác ấm áp và gần gũi hơn. Ngoài yếu tố linh thiêng thì sự thân thuộc của chất liệu gỗ cũng giúp nhiều gia đình lựa chọn bởi tượng gỗ sẽ tạo sự thân thuộc cho gia đình. Hơn nữa, hành Mộc giúp giảm bớt tác động của hành Kim và hành Thổ trong nhà, giúp tạo sự cân bằng hơn cho ngôi nhà.
Về mặt thẩm mỹ, tượng Phật A Di Đà bằng gỗ được chế tác đẹp và tinh xảo, có thể điêu khắc đa dạng về kích thước hơn so với các mẫu tượng Phật làm bằng chất liệu khác. Những bức tượng được làm bằng những chất liệu gỗ khác nhau như gỗ Hương, gỗ Ngọc Am, Gỗ Trầm Hương,.. Theo quan niệm của người Á Đông, việc sử dụng những loại gỗ quý có hương thơm tự nhiên là thể hiện sự thành kính đối với Phật. Ngoài ra, tượng Phật A Di Đà bằng gỗ có giá rẻ hơn rất nhiều, phù hợp với điều kiện và nhu cầu của nhiều người.
Kết luận
Phật A Di Đà là biểu tượng cho lòng từ bi, nhân đức, cứu giúp chúng sinh. Niệm danh Ngài “A Di Đà Phật” để cuộc sống của ta thêm bình an, được cứu giúp khỏi những đau khổ, những tai ương bất hạnh. Các bạn có thể tham khảo những mẫu tượng Phật A Di Đà bằng gỗ để về thờ tại nhà hoặc đặt trên xe ô tô cầu bình an. Hy vọng bài viết trên đây đã đem đến những thông tin hữu ích cho các bạn về Phật A Di Đà.
The post Phật A Di Đà là ai? Ý nghĩa & cách đặt Tượng Phật A Di Đà trong nhà? appeared first on Mộc Thiên Tân.
source https://mocthientan.com/phat-a-di-da-la-ai-y-nghia-cach-dat-tuong-phat-a-di-da-trong-nha/
Nhận xét
Đăng nhận xét