Tháng cô hồn là tháng mấy? Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn?

Tháng cô hồn là tháng mấy? Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Bởi theo văn hóa dân gian Việt Nam, tháng cô hồn là thời điểm đặc biệt quan trọng, có mối liên hệ chặt chẽ giữa dương gian và cõi âm. Để làm rõ được điều này, hãy cùng tìm hiểu qua nội dung tổng hợp về tháng cô hồn dưới đây. 

Tháng cô hồn là gì? Nguồn gốc của tháng cô hồn

Tháng cô hồn là gì?

Tháng cô hồn được bắt đầu vào tháng 7 âm lịch hàng năm, xét theo lịch âm của người Á Đông. “Cô hồn” được hiểu là những người đã qua đời, vong hồn của họ bị cô độc, linh hồn mồ côi, không có người thờ cúng hoặc không có chốn dung thân. Vậy nên, tháng cô hồn chính là ngày mà các cô hồn được cho phép lên dương gian. 

Nguồn gốc của tháng cô hồn

Nguồn gốc của tháng cô hồn được bắt nguồn từ một quan niệm dân gian bên Trung Quốc cho rằng, vào tháng 7 âm lịch hàng năm, Diêm Vương sẽ cho mở cửa Quỷ môn quan để quỷ đói, cô hồn được trở lại trần gian và quay về sau khi hết rằm tháng 7. Chính vì vậy, theo tục lệ lâu đời, cứ đến tháng này, người dân thường làm lễ cúng cô hồn để cúng dường cho những vong linh cô độc, không nhà không cửa, không nơi nương tựa, không người thờ cúng để tránh việc những vong linh quấy phá người trần. Đồ cúng thông thường là cháo, gạo, muối,.. Hàng năm, người dân thường tiến hành lễ cúng cô hồn vào ngày 14/7 âm lịch. 

Tại Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh được du nhập từ thời Bắc thuộc. Người Việt quan niệm rằng, con người luôn có hai phần cấu thành là phần hồn và phần xác. Khi con người mất đi nghĩa là phần xác mất đi, nhưng phần hồn vẫn tồn tại, phải tu luyện qua nhiều tầng thì mới có thể được đầu thai sang kiếp khác. Có những người sẽ bị đày xuống địa ngục làm quỷ đói trong tâm mang nặng thù hằn để quấy nhiễu dương thế. Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng của ma quỷ, sẽ đem lại những điều không may mắn nên hầu hết các công việc quan trọng như cưới hỏi, xây nhà, đi xa,.. điều tránh tháng 7 âm lịch. 

Tháng cô hồn nên làm gì? Những điều cấm kỵ không được làm trong tháng cô hồn

Những điều nên làm trong tháng cô hồn 

  • Làm lễ cúng các cô hồn vào bất cứ ngày nào trong tháng, thông thường sẽ vào ngày mùng 2 hoặc 14 âm lịch, người dân sẽ làm lễ cúng cô hồn nhiều nhất vào 2 ngày này để tỏ lòng thành.  
  • Tháng cô hồn còn được gọi là Tết của cõi âm, nên đi thăm mộ phần của người thân đã khuất hoặc đi lên chùa để cầu siêu cho người đã khuất.
  • Không nên sát sinh động vật, đặc biệt là những động vật gần gũi, thân thiết
  • Người có xe ô tô thì nên cúng xe dù có kinh doanh hay không kinh doanh để được phù hộ, an bình trên những chuyến hành trình. 

  • Nên ăn chay để tránh những điềm dữ
  • Nên làm nhiều việc thiện mạnh mẽ, cứu người trong lúc lâm nguy
  • Nên trì tụng ( các kinh như Chú Đại bi, chuẩn đề, vu lan báo hiếu, địa tạng). 
  • Trong lúc dọn đồ lễ để cúng cô hồn, nếu chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có người đã tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì không được giật lại và phải thả đồ cúng ra khỏi tay. Nếu chưa làm lễ cúng mà đã có nhiều người chầu trực để giật là một tín hiệu tốt. 
  • Khi bạn đã làm lễ cúng cô hồn thì ngày hôm sau hoặc cuối tháng 7 âm lịch nên dùng bột tiêu khử trừ tà ma, tránh trường hợp các âm hương linh tụ lại ở nhà. Đồng thời, khi đã bước sang đầu tháng 8 thì nên sử dụng bột tẩy uế để tẩy hoàn toàn trong nhà để lấy lại cân bằng sinh khí. 

Những điều cấm kỵ không nên làm trong tháng cô hồn?

  • Người xưa cho rằng, vào tháng 7 cô hồn, chúng ta không nên treo chuông gió ở đầu giường hoặc trước cửa vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ. Khi chúng ta ngủ say thì ma quỷ sẽ dễ xâm nhập và quấy phá. 
  • Không nên đi chơi đêm trong tháng cô hồn, nhất là đối với những người yếu bóng vía vì sẽ dễ gặp những điều không may mắn do những cô hồn vất vưởng trên đường gây ra. 
  • Không nên nhổ lông chân. Vì theo quan niệm dân gian “một sợi lông chân quản 3 con quỷ”. Người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít đến gần. 
  • Chỉ nên đốt vàng mã, đốt giấy vào những ngày lễ cúng cô hồn. Không được tùy tiện đốt vì như thế sẽ làm cho ma quỷ bu đến. 
  • Không được ăn vụng đồ cúng vì đồ cúng đó là dành cho ma quỷ. Nếu chưa cúng hoặc cầu xin mà đã lấy ăn trước thì sẽ rất dễ bị rước tai họa vào mình. 
  • Không nên phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ sẽ “mượn” và để lại âm khí không tốt trong quần áo. 
  • Không được réo gọi tên nhau vào ban đêm, đặc biệt là khi ở ngoài đường. Nếu không, ma quỷ sẽ nhớ tên người đó và theo về nhà. 
  • Không nên bơi lội, không nên thức khuya, không nên tụ tập nghỉ ngơi ở những nơi góc tường hay xó tối, không nên hù dọa người khác khiến họ giật mình dễ “hồn bay phách lạc”.
  • Không nên nhặt tiền rơi vãi trên đường, vì đó có thể là tiền cúng dường để mua chuộc bọn ma quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu phạm kỵ sẽ gặp tai họa khôn lường. 
  • Không nên ngoái lại nhìn đằng sau khi đi qua những nơi vắng vẻ, dù cảm giác có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì có thể đó là do ma quỷ trêu trọc. 
  • Không cắm đũa đứng giữa bát cơm vì đó là hình thức cúng tế người đã khuất. 
  • Không chụp ảnh vào ban đêm, không mài dao mài kéo
  • Hạn chế những chuyện đại sự trong tháng cô hồn như xây nhà, cưới hỏi, ký hợp đồng làm ăn, mua xe cộ,… 

 

Rằm tháng 7 là ngày gì?cúng rằm tháng 7 vào ngày nào? ý nghĩa rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là ngày gì? Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào 

Rằm tháng 7 âm lịch hay còn được gọi là lễ Vu Lan là ngày để phận làm con cái báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Là thời khắc để mỗi con người trở về cội nguồn. Đây là truyền thống lâu đời của người Việt. Thông thường, lễ cúng rằm tháng 7 sẽ được tổ chức đúng vào ngày 15/7. 

Sự tích của ngày rằm tháng 7 

Ngày lễ Vu Lan Rằm Tháng 7 bắt nguồn từ sự tích cậu bé Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ mình khỏi kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục. Mẹ của Mục Kiền Liên là một người tham lam, độc ác, thích sống xa hoa và không tin vào Tam Bảo. Thường ngày, bà nấu nhiều thức ăn và thường xuyên làm vương vãi khắp nơi trên mặt đất. Còn Đức Mục Kiền Liên là con trai của bà thì lại có tính cách hoàn toàn trái ngược với mẹ mình, hiền lành, chăm chỉ, chịu khó. Cậu bé luôn nhặt lại những hạt cơm mẹ làm rơi rồi rửa sạch đi và ăn chúng. Vì vậy, cậu luôn được mọi người yêu quý và khen ngợi. Sau khi mẹ cậu qua đời, Mục Kiền Liên đã xin xuất gia và theo học Phật giáo, trở thành đệ tử nhà Phật. Sau khi đã học được Phật Pháp, cậu đã dùng tuệ nhãn để tìm mẹ khắp nơi, cuối cùng tìm thấy mẹ nơi đại địa ngục.

Mẹ của Mục Kiền Liên lúc này chỉ còn da bọc xương, tóc tai bù xù, đói khát, úp mặt xuống đất. Cậu thương mẹ vô cùng, đau xót, ôm mẹ bật khóc và dâng cho mẹ một bát cơm để ăn cho đỡ đói. Tuy nhiên, mẹ câu do còn quá sâu tham nên bát cơm đưa đến gần miệng, liền hóa thành lửa đỏ, chẳng thể ăn được. Mục Kiền Liên bất lực khi không thể cứu giúp mẹ mình nên đành quay về và tìm tới sự giúp đỡ của Đức Thế Tôn. 

Đức Thế Tôn chỉ cho cậu cách cứu mẹ khỏi kiếp đọa đầy, đầu thai về cõi lành. Vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, tức ngày Tự Tứ của chư Tăng, hãy mời tất cả các nhà sư lại và sắm sửa đồ lễ để cúng dường Tam Bảo, lấy phước cứu mẹ. Từ đó, Rằm tháng 7 trở thành ngày lễ Vu Lan, báo hiếu trong Phật giáo.

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan (Rằm tháng 7)

 

Ngày lễ Vu Lan (Rằm Tháng 7) chính là ngày để tưởng nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của các bậc làm cha, làm mẹ và tổ tiên nhiều kiếp, nhiều đời của con người. Vu Lan chính là báo hiếu không chỉ với cha mẹ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp trước. Đây là một tín ngưỡng và một tục lệ tốt đẹp của người Việt, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.   

Ý nghĩa của bông hồng cài trên ngực áo

“Bông hồng cài áo” là một nghi thức được thực hiện trong suốt tháng 7, đặc biệt là ngày lễ Vu Lan để tưởng niệm đến những người mẹ đã tạ thế. Đồng thời, tôn vinh những người mẹ còn sống trên thế gian này. Hoa hồng chính là biểu tượng cao quý của và đại diện cho một tình yêu bất diệt. Trong buổi lễ Vu Lan, các Phật tử với hai giỏ hoa hồng đỏ và trắng bên người, sẽ được cài lên áo của những người tham dự lễ. Những người không còn cha mẹ sẽ cài những bông hoa hồng màu trắng, còn những người có cha mẹ vẫn còn sống sẽ cài những bông hoa hồng màu đỏ. Những người nào chỉ con cha hoặc còn mẹ thì sẽ cài những bông hoa hồng nhạt màu hơn. 

Tổng hợp những phương pháp giải hạn Tháng 7 cô hồn 

 

Trong tháng 7 cô hồn, ngoài việc kiêng kỵ những việc không nên làm để tránh rước xui xẻo, thì việc sắm những vật phẩm phong thủy cũng là một trong những phương pháp giải hạn cực tốt được khuyến khích. Từ trước tới nay, người ta quan niệm rằng, đeo vòng bạc, vòng dâu sẽ tránh giật mình, ngủ ngon giấc. Và trong tháng cô hồn với những câu chuyện ám ảnh, người lớn cũng đổ xô đi tìm mua những vật phẩm phong thủy này để giải hạn cho gia đình, cho doanh nghiệp và cho bản thân mình. 

 

Tượng Phật bà quan âm 

Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay là đức Phật cai quản chuyện nhân gian, phổ độ chúng sinh, cứu khổ cứu nạn. Ngoài ra, Phật bà quan tâm còn chuyên hàng yêu, phục ma. Chính vì vậy, bạn có thể sắm một tượng Phật Bà Quan Âm về đặt trong nhà hay trong xe ô tô hoặc mặt dây chuyền đeo trên người để tránh tà ma, xua trừ âm khí. 

Tượng Phật Di Lặc 

DL42-1

Tượng Phật Di Lặc là một vật phẩm phong thủy cực kỳ thích hợp để đặt trong nhà để cầu mong điều an lành, tốt đẹp trong tháng cô hồn. Tượng Phật Di Lặc với năng lượng tích cực tỏa ra sẽ giúp biến nguy thành an, biến xấu thành tốt. Đồng thời, đức Phật Di Lặc phổ độ chúng sinh, cứu khổ cứu nạn sẽ làm cho tà ma không dám đến quấy nhiễu gia đình bạn. 

Tượng Quan Công 

Tượng Quan Công cầm đao

Quan Công là một trong những vị tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử trung Hoa. Quan Công được quan niệm như một vị thần Hộ Pháp, mang tới sức mạnh, sự quyết liệt và quả cảm, giúp ngăn mọi thế lực yêu ma quỷ quái có ý định xâm phạm vào nhà bạn. Chính vì thế, nên đặt tượng Quan Công trong nhà để tăng dương suy âm trong tháng cô hồn. 

Kết luận 

 

Trên đây là những thông tin chi tiết được chúng tôi tổng hợp để giúp các bạn hiểu hơn về Tháng cô hồn và những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn. Ông bà ta đã nhắc “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Mặt khác, người Việt cho rằng, “cúng cô hồn” là một hành động nhân đạo mang đậm tính nhân văn cao cả, thể hiện sự kính trọng và tôn nghiêm đối với những người đã khuất, đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí,.. 

 

The post Tháng cô hồn là tháng mấy? Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn? appeared first on Mộc Thiên Tân.



source https://mocthientan.com/thang-co-hon-la-thang-may-nhung-dieu-kieng-ky-trong-thang-co-hon/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giãi mã những Tượng Phật Di Lặc bằng Gỗ đáng sỡ hữu nhất 2020

Mơ thấy rắn là điềm gì? Lành hay dữ?