Tượng Quan Công Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?

Quan Công là một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc, và được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, đặc biệt là trong những chùa chiền, đền đài và phong tục của gười Hoa. Quan Công được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, và nổi tiếng nhất là trong tiểu thuyết trường kỳ “Tam Quốc Diễn Nghĩa” (Thế kỷ 14) của La Quán Trung. Không những vậy, ông được khắc họa trong kịch, tuồng, chèo, cải lương, phim ảnh,… với những chiến tích và phẩm chất đạo đức hơn người.

Quan công được xem như một biểu tượng của sự hào hiệp, trung thành và trượng nghĩa, luôn ra tay chống lại cái ác và bảo vệ những người bị áp bức. Chính vì vậy, tượng Quan Công được các chuyên gia phong thủy đánh giá rất cao. Vậy tượng Quan Công có ý nghĩa to lớn như thế nào? Tại sao được thờ tự nhiều cả ở Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Sơ lược lịch sử về nhân vật Quan Công 

Quan Công là ai? 

Quan Công, tên thật là Quan Vũ, tự là Trường Sinh, sau đổi thành Vân Trường. Ông còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như: Quan Đế, Mĩ Nhiêm Công. Quan Công là người Giải Lượng (nay thuộc Sơn Tây, Trung Quốc). Cũng có nhiều giả thiết nói rằng, ông là người Bồ Châu. Các tài liệu sử sách chính thống ghi rằng ông nội của Quan Vũ là Quan Thẩm, cha là Quan Nghị. Ông là người “văn võ song toàn”, do phạm tội nên rời quê ẩn danh tại quận Trác. Nơi đây, ông đã gặp Lưu Bị và Trương Phi. Từ đó, trở thành tướng tài dưới chướng Lưu Bị. 

 

Xem thêm một số sản phẩm tượng Quan Công đẹp

Giai thoại lịch sử về Quan Công

Quan Công là dũng tướng cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc. Ông có những đóng góp to lớn vào công cuộc thành lập nên nhà Thục Hán với vị hoàng đế lúc bấy giờ là Lưu Bị. Trong tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, ông được La Quán Trung xếp vào hàng đầu trong dánh sách “Ngũ Hổ Tướng” cùng với 4 vị khác là Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Tuy võ nghệ cao cường, nhưng Quan Vân Trường lại có tính kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo của ông thể hiện rõ trong việc ông quyết liệt từ chối lời cầu hôn của con trai Tôn Quyền, thậm chí còn lớn tiếng chê bai rằng “”Hổ nữ há có thể gả cho khuyển tử”. 

 

Trên phương diện võ thuật, Quan Vũ cũng là một người võ nghệ phi thường. Và ông cũng rất ít khi đánh giá cao người khác. Năm xưa khi tướng nổi tiếng phe Tào Ngụy là Vu Cấm xin hàng, thì bị quân của Quan Công bắt làm từ binh. Ông tỏ rõ thái độ coi thường Vu Cấm, thậm chí còn nói giết Vu Cấm sẽ làm bẩn đao mình. Quan Công nổi tiếng với nhiều chiến tích lịch sử vang dội như: khởi nghĩa Khăn Vàng, trợ Đào Khiêm, chém Nhan Lương, phò tá Lưu Bị xây dựng sự nghiệp lớn, trấn giữ Kinh Châu,…

TQC124

Sau khi Kinh Châu đại bại, Quan Công chạy đến Lâm Thư thì bị Mã Trung bắt. Quan Vũ và Quan Bình đều bị hành quyết vào năm 220, thọ 58 tuổi. Sau khi mất, ông được Tào Tháo làm lễ an táng theo nghi thức Chư Hầu.  Năm 260, Quan Vũ được Hậu chủ Lưu Thiện truy phong thụy hiệu là Tráng Mậu Hầu cùng với 11 công thần Thục Hán khác. Xác của ông đầu một nơi, thân một nẻo. Phần đầu được Tôn Quyền dâng cho Tào Tháo chôn tại Lạc Dương, phần thân thì táng ven sông nơi ông cùng con trai bị chặt đầu (Nay thuộc Hồ Bắc, Trung Quốc). Bởi vậy, dân gian có câu: “Đầu ở Lạc Dương, thân nằm Tương Dương, hồn về cố hương (Sơn Tây)”.

Tạo sao người Việt Nam, Trung Quốc lại thờ Quan Công?

 

Sự nghiệp tâm linh kiếp sau của Quan Vân Trường bắt đầu với giai thoại về một “con ma đói” được người dân địa phương lập miếu thờ để cầu an. Đến thời nhà Đường sau mấy trăm năm, Quan Vũ được phong thánh trở thành “Quan Công” được đưa vào miếu thờ của Phật Giáo. Đến thời nhà Tống, thì được đưa vào nghi lễ cúng bái trừ tà của Đạo Giáo. Và sau đó đến thời nhà Minh, nhà Thanh, được phong là “Quán Đế”, “Quán Thánh”. 

 

Tại Việt Nam, sau một nghìn năm Bắc thuộc, bị ảnh hưởng bởi văn hóa và tín ngưỡng Trung Hoa, nên việc thờ Quan Công bắt đầu phổ biến sau thời kỳ đó. Tính đến nay, việc thờ phung Quan Công đã trải qua nhiều thế kỷ, từ Bắc vào Nam. Ông được thờ trong nhiều chùa chiền, có nơi còn thờ chung với Phật. Người Việt thường gọi Quan Công là Hán Thọ Đình Hầu, Quan Thánh Đế Quân. Trong dân gian Việt Nam được tôn là thần Trung Nghĩa. Bàn thờ ông thường được đặt trong điện Quan Đế.

Tượng quan công có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa của tượng Quang Công trong Phật Giáo và dân gian 

Trong Phật Giáo có một tượng Quan Công hộ pháp. Còn trong dân gian, Quan Công được xem là biểu tượng của sự hào hiệp, nghĩa khí ngút trời. Đặc biệt là lòng trung quân ái quốc, đến chết không thay đổi. Tuy nhiên, điểm yếu của ông chính là sự kiêu căng, ngạo mạn, coi thường kẻ địch dẫn đến họa sát thân. 

Ý nghĩa của tượng Quan Công trong phong thủy

 

Các chuyên gia phong thủy đánh giá cao tác dụng phong thủy của tượng Quan Công. Ông được xem là thần bảo vệ, vị thánh chấn áp hung khí, chống lại những thế lực tà ma, ngoại đạo. Chính vì vậy, đặt tượng Quan Công trong nhà nhằm mang lại sự bình an cho gia chủ và gia đạo, sự hòa thuận giữa các thành viên, mang lại tài lộc.  Không những vậy, tượng Quan Công đặt ở cửa còn dùng để chế áp hướng nhà bị xấu, hướng nhà không phù hợp với tuổi, hướng nhà bị nhiều sao xấu chiếu đến,…

TQC123-2

Biểu tượng quan công được tạo tác với nhiều tư thế khác nhau như tượng Quan Công cưỡi ngựa cầm thanh long đao biểu tượng cho sự tự do, tung hoành; tượng Quan Công đọc sách biểu tượng cho lòng trung thành, ý chí sắt đá; tượng Quan Công đứng cầm thanh long đao thể hiện sự uy nghiêm, khí chất hào hùng, không chịu khuất phục…. Cho dù có ở tư thế nào, thì năng lượng tỏa ra của tượng đều rất mạnh. Các nhà phong thủy cho rằng, những bức tượng càng miêu tả chi tiết sắc mặt dữ tợn, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước với dáng người oai phong lẫm liệt thì càng linh nghiệm.  

 

Ngoài khả năng trấn áp hung khí, tượng Quan Công còn là vật khí lý tưởng cho những cửa hàng, công ty, cơ sở kinh doanh nhằm mang lại sự thịnh vượng, trí tuệ và tiền tài đến cho gia chủ. 

Những ai nên thờ Tượng quan côngđặt trong nhà?

 

Tượng Quan Công có ý nghĩa to lớn về mặt phong thủy nhưng khá kén chọn người chơi. Bởi nếu không cẩn trọng sẽ “lợi bất cập hại”. Trước khi đặt tượng trong nhà cần phải xác định rõ có mục đích và mức độ cần thiết khi chơi tượng. Và đặc biệt luôn phải nhớ làm lễ khai quang và thờ cúng đầy đủ. Vậy những ai nên thờ tượng Quan Công đặt tại nhà?

 

Những người nên thờ tượng Quan Công đặt tại nhà phải là nam giới, tuổi từ 25 trở lên. Nên đặt tượng quan công trong nhà khi những gia chủ có nhà phạm phải hướng xấu, trong gia đình có nhiều chuyện chẳng lành, ngủ không ngon giấc, nhiều người đau ốm, thường xuyên bị quấy nhiễu. Những người lắm chuyện thị phi, công việc không được thuận lợi, nhiều kẻ đặt điều, dòm ngó, vu oan,…

 

Xét theo yếu tố hợp tuổi, tượng Quan Công thuộc mệnh Mộc, Mộc sinh hỏa nên người mang mệnh Hỏa có thể rước tượng Quan Công về nhà thờ. Theo âm dương – 12 con giáp thì tuổi Tuất, tuổi Ngọ, tuổi Thìn là những tuổi rất tốt để thỉnh tượng Quan Công. Những người mệnh Thổ, người tuổi Thân không nên thờ tượng này. 

 

Xét theo ngành nghề, những người có những công việc đặc thù, nhiệm vụ đặc biệt cần người bảo hộ, che chở, tăng cường khả năng trấn áp… thì mới nên thờ tượng Quan Công tại nhà như giới quân nhân, chính trị, công an, cảnh sát, giới kinh doanh tài chính, hỗ trợ tín dụng,….

Tượng Quan Công nên đặt ở đâu?

 

Những vị trí thuận lợi đặt tượng Quan Công trong nhà sẽ giúp tăng cường năng lượng tỏa ra, xua đuổi hung khí, thu hút nhiều tài lộc. Vậy tượng Quan Công nên đặt ở đâu? 

Đặt tượng Quan Công theo hướng nhà 

 

Theo các chuyên gia phong thủy, ngôi nhà sẽ có 5 hướng để đặt tượng Quan Công giúp trấn trạch hiệu quả và thu hút tài lộc như: 

 

Hướng Tây Bắc : Đây là hướng thuộc cung Quý Nhân. Đặt tượng Quan Công ở đây sẽ giúp gia chủ có người tài phò trợ, tránh gặp tiểu nhân. 

 

Hướng Bắc: Đây là hướng Quan Lộc, giúp gia chủ thăng tiến, đạt được vị trí cao trong công danh sự nghiệp, phù hợp với những người làm chính trị 

 

Hướng Đông Nam: Đây là hướng tài lộc, giúp gia chủ buôn may bán đắt, ăn nên làm ra, gặp nhiều thuận lợi trong làm ăn và kinh doanh. 

 

Hướng Đông Bắc: Hướng tri thức, giúp gia chủ có tinh thần cầu tiến và ý chí sắt đá trong sự nghiệp học hành và trong công việc. 

 

Hướng Nam: Đây là hướng danh vọng, dành cho những người có chức có quyền, giúp họ có thêm uy tín và sự kính nể từ cấp dưới, đối tác,…

Đặt tượng Quan Công theo bản mệnh 

 

Trong bát trạch có 8 hướng bao gồm 4 hướng tốt và 4 hướng xấu. Do đó, gia chủ cần xác định hướng trong bát trạch của mình để đặt tượng Quan Công ở vị trí phù hợp nhất. Trong đó, cần tránh 4 hướng xấu như hướng Hoa Đại ( đặt tượng ở hướng này sẽ không tốt cho sức khỏe, gây chia rẽ gia đình), hướng Ngũ Quỷ (dễ gặp chuyện thị phi), hướng Tuyệt Mệnh (xấu về đường con cái, gia đình có chuyện buồn), hướng Lục Sát (hao tốn tiền bạc, nguy cơ gặp thương tật cao). 

Đặt tượng Quan Công theo phòng trong nhà 

 

Vị trí phòng tốt nhất trong nhà để đặt tượng Quan Công là phòng khách, phòng làm việc.  Đối với phòng khách, gia chủ nên đặt tượng Quan Công quay ra hướng cửa chính để trấn áp hung khí, bảo vệ gia đình. Đồng thời, không nên đặt tượng sát sàn nhà, phải đặt ở vị trí cách mặt đất ít nhất 1 mét. 

 

Đặt tượng Quan Công trong phòng làm việc, đặc biệt đối với những người lãnh đạo sẽ giúp cho họ tăng thêm uy quyền và sự ảnh hưởng đối với cấp dưới, tránh được tiểu nhân hãm hai. Đối với những người lao động trí óc, sẽ giúp họ kiên trì bền bỉ, vượt qua mọi áp lực trong công việc. Đối với học giả, trí thức, giúp họ thuận lợi trong học tập, thi cử và đỗ đạt. 

Lưu ý khi đặt tượng Quan Công trong nhà 

 

Ngoài những vị trí nên đặt tượng Quan Công trong nhà, cần phải hết sức lưu ý những yếu tố sau để mang đến hiệu quả phong thủy tốt nhất. Cấm kỵ đặt tượng Quan Công dưới mặt đất, không đặt tượng trong tủ kính, phòng ngủ, két sắt, nhà vệ sinh, phòng bếp, những nơi không uy nghiêm,… Không nên đặt tượng dưới cầu thang, chỗ khuất, tầm nhìn hẹp thể hiện sự thiếu tôn trọng sẽ làm gia đình lục đục, bất hòa. Cần phải vệ sinh, lau chùi tượng thường xuyên và thờ lạy, cúng bái đầy đủ. 

Trong nhà nên đặt Tượng quan côngbằng Gỗ hay bằng đồng?

Trên thị trường hiện nay, tượng Quan Công được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, đồng, sứ,… Nhưng tượng Quan Công bằng gỗ được nhiều người chơi phong thủy nhiều hơn cả. Gỗ chính là vật liệu mang âm khí, giúp hỗ trợ điều hòa khí huyết cho ngôi nhà. Âm dương hòa hợp thành một tạo nên khối sinh khí thống nhất, bảo vệ và che chở cho những người trong gia đình luôn luôn được may mắn, an toàn, hòa thuận, diệt mọi sát khí. 

TQC122

Hơn thế nữa, tượng Quan Công bằng gỗ được các chuyên gia điêu khắc chế tác tỉ mỉ, khắc họa rõ nét nhất thần thái uy nghiêm của Quan Đế. Tượng càng khắc họa chi tiết dáng dấp và nét mặt của Ngài, thì càng có sức mạnh tâm linh to lớn, năng lượng vượt trội. Bên cạnh đó, tượng Quan Công bằng gỗ có thể được chế tác với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, giúp làm nổi bật lên vẻ đẹp và sự sang trọng cho ngôi nhà. Điều này rất ít tượng bằng đồng có thể làm được. Và chi phí cho tượng Quan Công bằng gỗ rẻ hơn rất nhiều so với tượng bằng đồng. Quý khách có thể truy cập vào mocthientam.com để tham khảo những mẫu tượng Quan Công bằng gỗ đẹp nhất. 

Kết luận 

Mỗi mẫu tượng Quan Công đều mang đến một ý nghĩa phong thủy vô cùng to lớn. Nói chung, tượng Quan Công càng có gương mặt dữ tợn thì hiệu quả trấn áp càng mạnh. Với thế đứng hùng dũng cùng với cây thanh đao, gương mặt khí khái anh hùng, không thể khuất phục, tượng Quan Công bằng gỗ không những dùng để tốt phong thủy mà còn góp phần tạo nên sự uy nghiêm, trang trọng cho ngôi nhà bạn. 

The post Tượng Quan Công Có Ý Nghĩa Như Thế Nào? appeared first on Mộc Thiên Tân.



source https://mocthientan.com/tuong-quan-cong-co-y-nghia-nhu-the-nao/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nằm mơ thấy chó cắn đánh con gì? Là điềm dữ hay lành?

Giãi mã những Tượng Phật Di Lặc bằng Gỗ đáng sỡ hữu nhất 2020

Đạt Ma là ai? Tượng Đạt Ma có ý nghĩa gì?