Quy luật nhân quả là gì? Thế nào là luật nhân quả ở đời, trong tình yêu và vợ chồng
“Đời người có vay có trả” hay “Luật nhân quả không chừa một ai” là những câu nói chắc hẳn ai cũng thường xuyên được nghe đến. Nhiều người than thở rằng, tại sao cuộc sống lại toàn buồn phiền, căng thẳng và bất công. Phải chăng những trắc trở mà chúng ta gặp trong cuộc sống chính là nghiệp của kiếp trước. Vậy nghiệp từ đâu mà ra. Chính là từ quy luật nhân quả.
Bài viết này sẽ giúp cho các bạn hiểu về cội rễ ý nghĩa của luật nhân quả. Để từ đó, con người hiểu thêm về quy luật vận hành của đời người và sống tốt hơn.
Luật nhân quả là gì?
Nhân quả theo nghĩa Hán Việt thì có nghĩa là hạt giống và quả trái. Trong cuộc sống của con người, nhân chính là hành động còn quả chính là kết quả của hành động đó. Theo quan niệm của Phật Giáo, đây là quy luật quyết định tiến trình luân hồi và giải thoát của mỗi con người. Những gì mà chúng ta hành động và tạo ra ở thế giới này, sẽ mãi mãi gắn liền với cuộc đời. Những điều mà ta làm hôm nay sẽ quyết định đến tương lai sau này. Nếu hiện tại, ta gieo nhân tốt thì tương lai sẽ gặt được quả chín thơm ngon. Còn nếu hiện tại, ta gieo nhân xấu thì tương lai sẽ gặt hái được quả sâu quả thối. Luật Nhân quả cứ vậy mà xoay vần thành một vòng tròn chẳng bao giờ chấm dứt vì con người cứ tạo ra nhân rồi trả quả. Chính vì thế, nó luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác. Và ngay cả chết cũng không phải là hết.
Có một câu hỏi luôn được đặt ra, tại sao cùng là con người mà có những kẻ lại sống trong hạnh phúc, giàu sang mà có những kẻ phải sống trong đau khổ, bần hàn. Tại sao có người sinh ra đẹp đẽ lành lặn, còn một số kẻ lại khuyết tật, xấu xí. Chung quy lại, tất cả những gì chúng ta sở hữu hay trải qua từ khi sinh ra ở đời này đều là kết quả của những hành động, những thứ chúng ta tạo ra ở đời trước. Hay còn gọi là nghiệp báo. Nghiệp đã gieo thì trăm năm hay ngàn kiếp vẫn không thể mất đi được. Luật Nhân Quả là quy luật tự nhiên của trờ đất, rất công bằng và không thiên vị ai.
Luật nhân quả ở đời
Người xưa có câu “Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia hữu dư ương”. Có nghĩa là nhà nào tích chứa những điều thiện lành sẽ có dư dả niềm vui. Còn nhà nào tích chứa điều ác thì sẽ gặp nhiều tai ương. Từ cổ chí kim, luật nhân quả ở đời luôn hiện hữu và tác động trong đời sống hàng ngày. Theo quan niệm của Phật giáo, con người ở hiện tại chính là kết quả của nhiều nguyên nhân có trong quá khứ. Và con người ở hiện tại thì tiếp tục là nguyên nhân tạo nên bản chất con người ở tương lai.
Nhân quả có ở trong mọi sự vật hiện tượng. Trong những loài vô tri, vô giác, nước bị lửa đốt thì nóng lên, nước bị gió thổi thì thành sóng. Nếu mưa nhiều có thể xảy ra tình trạng lũ lụt. Nắng lâu ngày thì mất nước sinh ra hạn hán, cháy rừng,… Trong những loại thực vật và động vật, hạt mít sinh ra cây mít, cây mít lại sinh ra trái. Gà đẻ ra trứng (nhân), trứng lại nở ra gà con (quả), và hi gà lớn lại tiếp tục sinh ra trứng (nhân)… Ở con người, nhân quả tồn tại ở cả 2 yếu tố chính: vật chất và tinh thần. Vật chất chính là thân tứ đại, do cha mẹ, môi trường và hoàn cảnh nuôi dưỡng. Còn tinh thần chính là tư tưởng, hành hi trong quá khứ, (nhân) tạo cho con người những tính cách tốt hoặc xấu ở hiện tại (quả). Hay nói một cách tổng quát nhất, con người gieo trồng thứ gì thì sẽ gặp thứ đó.
Trong cuộc sống đời thường, khi chúng ta làm việc gì đó, hay nói một câu gì đó hay thậm chí có một ý nghĩa trong đầu thì đó chính là cái nhân đang gieo, tức là đang tạo nghiệp. Nghiệp thì được chia thành 3 loại là “thiện nghiệp”, “ác nghiệp” và “không thiện nghiệp”. Và căn cứ vào cái nhân mình gieo, thì sẽ thu được trái là thiện nghiệp hay ác nghiệp.
Giống như cổ nhân có câu “thiện có thiện báo, ác có ác báo”. Thiện là làm những điều lành, làm lợi cho người khác và đó cũng chính là làm lợi cho mình. “Ác” là làm hại người khác cũng chính là tự hại mình. Cái hại có thể không đến ngay lập tức, nhưng sẽ đến trong đời này hoặc đời sau. Đây chính là một quy luật khách quan. Đó chính là luật nhân quả ở đời. Quy luật này có mối liên hệ mật thiết với sự sống chế luân hồi. Con người được sinh ra sẽ mang theo nghiệp từ tiền kiếp. Hay nói cách khác, sinh tử của con người chính là từ nhân đến quả, liên tục không ngừng.
Luật nhân quả trong tình yêu
Trong tình yêu, có thể có rất nhiều người nghe nói hoặc đi theo triết lý “vạn sự tùy duyên”. Hai người yêu nhau không phải là do vô tình gặp gỡ, vô tình nảy sinh tình cảm. Mỗi con người, mỗi sự việc bước vào đời ta đều vì một chữ duyên. “Duyên đến hoa nở”, “duyên đi hoa tàn”, không cưỡng, không cầu được. Thế mới có chuyện, giữa thế giới 7 tỷ người, hai người xa lạ vô tình gặp nhau mà lại cảm mến nhau, trở nên quan trọng trong cuộc đời của nhau. Nhưng duyên vì đâu mà đến, đó chính là từ luật nhân quả trong tình yêu.
Vì sao ta gặp người này mà chẳng gặp người kia? Vì sao ta yêu người này mà không phải là người khác? Mỗi người sẽ có một quan điểm, lý tưởng khác nhau về tình yêu nên cái duyên cũng khác. Mong sao chỉ cần tìm được người phù hợp nhất, không cần lựa chọn người tốt nhất. Phù hợp ở đây chính là nhân quả. Mơ ước tình yêu đơn giản sẽ gặp được những người chân thành, mơ ước tình yêu lãng mạn sẽ gặp được người ngọt ngào, mơ ước một tình yêu giàu có sẽ gặp người lợi dụng. Duyên số vốn là do con người tạo ra, có thể là từ kiếp trước, cũng có thể là từ kiếp này. Những luật nhân quả trong tình yêu, cũng có nguyên lý “gieo nhân nào thì gặp quả đó”.
Gieo nhân nào gặp quả đó trong tình yêu
Luật nhân quả trong tình yêu cũng có những quy tắc như luật nhân quả ở đời. Làm thiện sẽ được hưởng thiện. Làm ác sẽ hưởng ác. Có những người luôn than trách rằng mình khổ sở trong đường tinh duyên, yêu người không yêu mình, bị chia tay, bị ruồng bỏ phũ phàng. Đó chính là do trước kia, ta đã làm tổn thương người khác. Gặp gỡ, rồi yêu nhau và chia ly hoàn toàn không có đúng có sai. Chỉ sai ở cách chúng ta hành động. Đó chính là lừa dối, là không chân thành, là phản bội, vụ lợi, tệ bạc, thiếu kiên nhẫn,.. Đó không phải là lỗi của tình yêu. Đó chính là lỗi của cá nhân mỗi người. Và rồi, khi ta hành động không đúng ở kiếp này, ngay trong kiếp đó hoặc đến đời sau, ta sẽ bị chính luật nhân quả trong tình yêu gieo duyên như vậy.
Luật nhân quả vợ chồng
Hôn nhân, vợ chồng đến với nhau chính là do duyên nợ, phải tu trăm năm mới được đi cùng thuyền, tu nghìn năm mới được chung chăn gối và trở thành vợ chồng. Mối quan hệ trong hôn nhân luôn có căn nguyên của nó. Đó chính là luật nhân quả duyên nợ vợ chồng. Người đời cho rằng, khi hai người gặp nhau, nếu người này có ân nghĩa với người kia thì sẽ khiến họ cảm động khôn nguôi và nguyện ý báo ân. Chính là vào kiếp sau, một người sẽ là nam, một người sẽ là nữ với lợi nguyện ước thiện lành trong tiền kiếp mà kết thành vợ chồng.
Theo quan niệm của Phật Giáo, luật nhân quả vợ chồng là do sự kết hợp giữa lời thề nguyện và do nghiệp lực tạo thành (nghiệp lực là sức mạnh của hành vi và việc làm tốt, xấu ở đời trước). Tầng tầng nghiệp lực ấy trải qua vài đời vài kiếp, xuyên suốt các thời vẫn không thay đổi. Hoặc là ở kiếp trước, hai người đã thề nguyện, hẹn kiếp sau sẽ kết thành phu thê. Hoặc một trong hai người kia sẽ muốn đền ơn mà can tâm tình nguyện hầu hạ đối phương. Cũng có khi, đời trước nợ nần nhau nên đời sau phải trả. Đó chính là luật nhân quả vợ chồng.
Vợ chồng sống hạnh phúc, hòa thuận sẽ gieo nhân tốt, duyên tốt
Vì duyên, vì nhân quả, hai người xa lạ mới có thể trở thành vợ chồng. Chính vì vậy, hãy luôn yêu thương và đối xử tốt với nhau, đừng để nợ cũ chưa trả xong lại đã tích thêm nợ mới. Hãy thôi oán trách khi một trong hai có lỗi, hãy hy sinh nhiều hơn để học được cách yêu thương người bạn đời của mình. Luật nhân quả vợ chồng cho chúng ta hiểu rằng, tất cả chúng sinh hữu duyên đều tới để có thể kết thúc duyên nợ chốn trần gian. Đặc biệt, càng những mối quan hệ mang nặng nhân duyên như vợ chồng, cha mẹ thì càng phải trả xong ân oán ở cõi hồng trần thì mới có thể thoát khỏi cõi trầm luân, trở về với bản thể chân chính từ thuở nguyên sơ. Đồng thời, vợ chồng phải khó khăn lắm mới đến được với nhau. vì vậy, hãy nên trân trọng, bao dung và yêu thương nhau nhiều hơn.
Đặc biệt, luật nhân quả vợ chồng còn chỉ ra rằng, vợ chồng càng chung sống hạnh phúc thì sẽ càng gieo nhân tốt để hông chỉ gặt được quả thơm ở thế giới hiện tại mà còn gặt được trái ngọt ở những đời sau kiếp sau.
Kết luận
Quy luật nhân quả chẳng phải do ai tạo ra mà đó chính là quy luật tạo thành của thiên nhiên và quy luật tồn tại của tạo vật. Chính vì vậy, luật nhân quả mang đến cho con người một ý nghĩa hết sức lớn lao. Đó chính là hãy siêng năng làm điều lành, hãy luôn luôn có những ý nghĩa tại tâm tốt đẹp để chúng ta được hưởng những điều tốt đẹp về sau. Ai đang oán trách khóc than ai, hãy tha thứ và bao dung để chính ta cũng sẽ được bao dung ở tương lai hoặc ở đời sau. Gieo nhân nào thì gặp quả đó. Đó chính là chân lý sống của mỗi con người chúng ta.
The post Quy luật nhân quả là gì? Thế nào là luật nhân quả ở đời, trong tình yêu và vợ chồng appeared first on Mộc Thiên Tân.
source https://mocthientan.com/quy-luat-nhan-qua-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét